Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đang ngày càng phổ biến và trở thành nhu cầu cần thiết của mọi doanh nghiệp. Do đó các đơn vị vận tải muốn hoạt động trong lĩnh vực này bắt buộc phải có đầy đủ các tờ giấy vận tải liên quan. Vậy giấy phép vận tải là gì? Cách đăng ký thủ tục làm giấy phép vận tải như thế nào? Bài viết dưới đây Công ty vận chuyển hàng hóa Trọng Tấn sẽ tổng hợp những điều khoản quan trọng cũng như các bước hoàn thành thủ tục đăng ký giấy vận chuyển dễ dàng nhất. Chúc bạn thành công!

Giấy phép vận tải là gì?

Đối với những hoạt động vận tải hàng hóa yêu cầu đơn vị đó phải có giấy phép vận tải để đảm bảo quá trình lưu thông trên đường. Vậy giấy phép vận tải là gì? Giấy vận tải là văn bản giấy hoặc điện tử do đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa tự phát hành gồm các thông tin: Tên đơn vị vận tải; biển kiểm soát xe; tên đơn vị hoặc người thuê vận tải, số hợp đồng, loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển.

Theo quy định, từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, trước khi vận chuyển, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải cung cấp đầy đủ các nội dung của Giấy vận tải qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

Thông tin cần cung cấp trên giấy phép vận tải là gì?

Với thông tin về giất phép vận tải là gì, thì cần phải chú ý đến việc cung cấp đầy đủ thông tin trên giấy vận tải bao gồm các khoản mục sau:

  • Thông tin nhận dạng mặc định: tên, mã số thuế của đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm truyền dữ liệu, tên Sở Giao thông vận tải, thông tin về xe. Các thông tin mặc định này đảm bảo gắn với các thông tin chuyến đi tại điểm b khoản này.
  • Thông tin của từng chuyến xe: thông tin về người thuê vận tải và người lái xe, thời gian, địa chỉ thực hiện và kết thúc hành trình, số hợp đồng, loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển trên xe (kg)
  • Đơn vị vận tải hàng hoá cung cấp thông tin tối thiểu của Giấy phép vận tải về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo lộ trình quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Thông tin tại điểm a và điểm b khoản này được cung cấp liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi người lái xe điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hoá.

Việc lưu thông vận chuyển hàng hóa yêu cầu rất nghiêm ngặt về giấy phép lái xe để đảm bảo quá trình lưu thông diễn ra an toàn hơn cho người dân và người điều khiển phương tiện.

Điều kiện để được giấy phép vận tải là gì?

Để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, các đơn vị vận tải cần phải đáp ứng đủ một số điều kiện sau đây:

– Đơn vị vận tải phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

– Phương tiện vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định

– Ban quản lý dịch vụ vận tải phải có trình độ chuyên ngành vận tải và đã tham gia quản lý vận tải tại các công ty, doanh nghiệp ít nhất là 03 năm;

– Đơn vị phải có nơi đỗ xe theo quy định phù hợp với hình thức kinh doanh

– Số lượng phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và hợp pháp khi thuê xe.

Đối với xe vận tải hành khách

Xe vận chuyển phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp theo hợp đồng thuê xe giữa các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách cần có sức chứa từ 9 chỗ trở lên.

Đối với xe vận tải hàng hóa

Phương tiện xe vận chuyển hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp theo hợp động thuê. Hợp đồng thuê vận tải được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh vận tải với cá nhân, tổ chức.

Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Để được các cơ quan chức năng xét duyệt và cấp giấy phép vận tải thì các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục bao gồm các bước:

Chuẩn bị hồ sơ

Đối với doanh nghiệp vận tải bằng ô tô, cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ gồm:

  • Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại phụ lục I, nghị định 10/2020/NĐ-CP.
  • Bản sao các chứng chỉ, văn bằng của người điều hành phương tiện xe.
  • Bản chính hoặc bản sao của bộ phận quản lý, các điều kiện an toàn giao thông.

Đối với kinh doanh, để xin giấy phép doanh nghiệp cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải và Tải giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tại phụ lục I, nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Tiến hành nộp hồ sơ

Đơn vị vận chuyển hàng hóa chuẩn bị các giấy tờ xin đăng ký kinh doanh vận tải và nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc nộp qua hệ thống công vụ trực tuyến.

Thời gian xử lý hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ xin giấy cấp phép vận tải, các cơ quan tiến hành kiểm tra các thông tin đầy đủ và hợp lệ trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận.

Đối với trường hợp cần phải  sửa đổi hồ sơ, cá nhân trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận.

Các hồ sơ hợp lệ sẽ nhận được giấy phép trực tiếp tại Sở hoặc qua đường bưu điện.

Với những đơn đã sửa chữa nhưng không đáp ứng đủ điều kiện, thì đơn vị sẽ nhận được văn bảng thông báo đầy đủ về các lỗi cần khắc phục trong hồ sơ của bạn.

Lệ phí cấp phép

Tất cả các đơn vị, tổ chức khi xin cấp giấy phép vận tải đều phải nộp lệ phí theo quy định của UBND cấp tỉnh với mức phí dao động trong khoảng 200.000đ

Một số thông tin liên quan tới giấy phép vận tải

mau-Giay-phep-van-tai
Mẫu giấy phép vận chuyển
  • Giấy vận tảido đơn vị kinh doanh vận tải phát hành theo quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
  • Đơn vị vận tải hàng hóa phải cấp cho lái xe Giấy vận tải trong quá trình di chuyển vận chuyển hàng hóa. Giấy vận tải phải có chữ ký xác nhận khối lượng hàng hóa đã xếp lên phương tiện.
  • Khi vận chuyển hàng hóa, người điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy vận tải và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật.
  • Đơn vị vận tải không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
  • Sau khi xếp hàng lên phương tiện đại diện đơn vị hoặc cá nhân  phải ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải
  • Theo quy định trên, giấy vận tải do đơn vị vận tải trực tiếp phát hành và đóng dấu đưa cho người lái xe cầm theo lúc vận chuyển hàng hóa.

Câu hỏi liên quan đến giấy phép lái xe là gì?

Giấy vận tải có bắt buộc phải mang theo không?

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, trong quá trình vận chuyển hàng hóa thì bắt buộc mang giấy vận tải theo quy định của pháp luật.

Người cấp giấy vận tải là ai?

Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường.

Khi không có giấy phép vận tải sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo điều khoản quy định thì mức xử phạt đối với trường hợp không cầm giấy vận tải sẽ dao động khoảng 1.000.000 đồng. Nên người lái xe vận tải hàng hóa cần chú ý mang đầy đủ giấy phép vận tải và các giấy tờ liên quan.

Bên cạnh đó, nếu quý khách hàng nào muốn tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng hóa thì hãy liên hệ ngay với công ty vận chuyển uy tín Trọng Tấn. Đây là công ty cung cấp các chành xe vận chuyển từ Bắc đến Nam với mức giá hợp lý nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời